Hotline: (+84) 908 887 661   |     Email: manhtrans@gmail.com
Đăng ký | Đăng Nhập
 

Bí quyết đạt IELTS Speaking Band 8.0

26/07/2024 04:31:38

KINH NGHIỆM THI IELTS SPEAKING

Có hai nguyên nhân vì sao nhiều thí sinh gặp khó khăn trong việc ghi được điểm 6 hoặc cao hơn cho phần thi nói IELTS:

* Thí sinh không hiểu cách chấm điểm của giám khảo & tiêu chí của bài thi

* Sự can thiệp của ngôn ngữ thứ nhất (tiếng mẹ đẻ)

1) Không hiểu cách giám khảo chấm điểm:

IELTS Speaking Test là kỳ thi kiểm tra khả năng nói Tiếng Anh của thí sinh. Tuy nhiên, vì việc kiểm tra kỹ năng nói dựa trên công thức “Hỏi và Trả lời”, rất nhiều thí sinh thường tập trung vào việc trả lời câu hỏi, mà bỏ qua tiêu chí chấm thi quan trọng: điểm “Ngôn ngữ” chuyên chở nội dung câu trả lời (Fluency and coherence: lưu loát vs mạch lạc, lexical resource – vocabulary: vốn từ, cấp độ dùng từ, grammatical range and accuracy: cấp độ ngữ pháp vs độ chính xác) chiếm đến >75%! Trong khi “Nội dung câu trả lời” chỉ chiếm < 25% (content) tổng điểm! (miễn là không lạc đề )

Do đó, có rất nhiều thí sinh trả lời được tất cả câu hỏi của giám khảo, nhưng họ chỉ đạt được điểm 4 hoặc 5! (Vì ngôn ngữ chuyên chở nội dung câu trả lời của họ không tốt).

Chúng ta hãy tham khảo ví dụ sau đây:

Câu hỏi: What is your favorite color?

Trả lời A: My favorite color is black.

Trả lời B: Well, to be quite honest, I don’t really have an actual favorite color, but I guess, if I were buying clothes, then I’d usually go for something like blue or gray – you know, kind of dull colors, nothing too bright.

Nhận xét:

Câu trả lời A tập trung vào nội dung (Thông tin). Câu trả lời B tập trung vào những ngôn ngữ chứa đựng hay chuyên chở nội dung (thông tin). Câu trả lời A có thể được điểm 4, và câu trả lời B có thể được điểm 7.

2) Sự can thiệp của ngôn ngữ thứ nhất (Tiếng mẹ đẻ)

Sự sát hạch kỹ năng nói (IELTS Speaking) dựa trên tháng điểm từ 0 đến 9. Điểm 0 là dành cho những thí sinh khộng nói được gì cả. Điểm 9 là dành cho những ai nói Tiếng Anh chính xác như cái cách mà những người bản xứ có học thức sử dụng.

Vì thế, những ai đạt được điểm 6, 7, và 8 , trình độ nói Tiếng Anh của người ấy đang ở rất gần với phong cách nói tiếng Anh của người bản xứ có học thức.

Để thay đổi phong cách nói thật không dễ chút nào! Nhưng, nếu chúng ta nhận thức được sự khác nhau giữa hai hệ thống ngôn ngữ, thì chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc gở bỏ những yếu tố ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất ra khỏi ngôn ngữ thứ hai.

Do đó, điều trước tiên chúng ta phải làm trên con đường chinh phục điểm 7, 8 là: nhận diện được sự khác nhau giữa 2 ngôn ngữ (Tiếng Việt & Tiếng Anh).

-----------------------------------------------------------------------------

SỰ KHÁC BIỆT TRONG NGÔN NGỮ NÓI: VIỆT – ANH

1. Người Anh hay nói dài dòng, trong khi chúng ta thường nói ngắn gọn

Một trong những sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ dễ dàng nhận thấy qua số lượng từ ngữ mà những người bản xứ của mỗi nước sử dụng để diễn đạt ý tường của mình.

Ví dụ: Trả lời cho câu hỏi: What is your favorite color?

Chúng ta thường trả lời:

My favorite color is red because …..

Người Anh thường trả lời:

Well, to be honest, I don’t really have an actual favorite color but I guess that if I were buying clothes, then I’d usually go for something like blue or gray – you know, kind of dull color, nothing too bright.

Trong văn nói, người Việt chúng ta rất tiết kiệm từ ngữ. Chúng ta có thể sử dụng ít từ ngữ, nhưng gởi đi đầy đủ thông điệp (message) của mình. Ngược lại, người Anh rất phung phí từ ngữ (waste words) trong lời nói của họ.

Nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng: văn nói tiếng Anh thường chứa đến 50% ngôn ngữ dư thừa (Redundant language). Ngôn ngữ dư thừa là từ ngữ không chứa đựng thông điệp.

Ngôn ngữ dư thừa trong câu trên là:

Well, to be honest, I don’t really have an actual favorite color but I guess that if I were buying clothes,

Vì vậy, khi thi IELTS Speaking, nếu Ban muốn được điểm cao, bạn nhớ “phung phí từ ngữ” khi trả lời giám khảo nhé!

2. Tiếng Anh là ngôn ngữ rất “gián tiếp”, trong khi Tiếng Việt lại trực tiếp.

Ví dụ 1: Bàn về món ăn

Người Việt sẽ hỏi: Is the food delicious? (Thức ăn có ngon không?)

Người Anh sẽ hỏi: What is the food like? (Thức ăn thì thế nào?)

Chúng ta thấy rằng: Câu hỏi của Người Anh mở hơn (open*). Trong khi câu hỏi của chúng ta thì đóng (close*).

Chú thích: Mở (open) ở đây có nghĩa là mở cửa cho cuộc nói chuyện và đóng (close) là kết thúc cuộc nói chuyện.

Ví dụ 2: Khi trả lời câu: Can you eat pork and beef?

Chúng ta thường trả lời: Yes, I can. I have it a lot …

Người Anh thường trả lời: I am not Islamic.

Ví dụ 3: Khi trả lời câu hỏi: “How often do you go to the cinema?”

Chúng ta thường trả lời: Maybe, once a week.

Người Anh thường trả lời:

Well, to be honest, I think I would have to say that it really depends. For instance, if I have money, I will watch a movie in the cinema, two or three times a month. You know cinema tickets are pretty pricey in Vietnam. On contrast, if I am broke, it’s more likely that I will watch movies at home on DVD; you probably know that DVDs are quite cheap here, especially compared to the price of a cinema ticket.

3. Người Anh thường sử dụng bộ lọc và ngôn ngữ dư thừa và bắt đầu bằng chi tiết (details), trái lại chúng ta thường bắt đâ từ thông tin chính (key information)

Ví dụ: Khi trả lời câu hỏi: Tell me about your hometown (or city)

Chúng ta thường trả lời:

My Ho Chi Minh city is huge, may be the biggest city in the country. If you live there, it’s amazing that you can do anything you want. There are so many things to do. That’s why I love living there. (40 từ)

Người Anh thườnmg trả lời:

Well you know my hometown London is kind of like huge you know. I mean it’s actually enormous may be even the biggest city in Europe. So really if you live there, it’s sort of amazing really. You can do almost anything you want. Like you know there’s so many things to do, and I guess that’s why I love living there (60 từ).

4. Chúng ta thường tái chế từ ngữ (recycle vocabulary), trong khi người Anh thì không làm như vậy.

Ví dụ: Khi trả lời câu hỏi: Do you like animals?

Chúng ta thường trả lời: 
Yes, I like animals, especially tigers, bears, and elephants…

Nhận xét: Việc lập lại (tái chế) từ “like” trong câu trả lời của mình sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến điểm số trong kỳ thi IELTS của mình vì hai lý do:

Thứ nhất: Người bản xứ không nói như vậy (Khi trả lời bằng từ:”Yes” hoặc “No”, câu trả lời của chúng ta quá trực tiếp).

Thứ hai: Giám khảo sẽ trừ điểm vì thí sinh copy chữ “Like”.

Người bản xứ có học thức thường trả lời câu này như sau:

Well in general I would say that I’m actually quite keen on animals. In particular, I would probably have to say that I’m really into domestic pets like dogs. I guess the reason why “I’m a fan of dogs” is because I adore their loyalty and companionship. In addition to dogs I suppose I’m also pretty passionate about endangered species, especially dolphin and things like that and this is due to the fact that I feel some degree of responsibility towards wildlife protection.

Nhận xét: Khi diễn tả từ “Thích” họ dùng: be keen on animals, be a fan of dogs, và đặc biêt câu trả lời này dài và chứa ngôn ngữ dư thừa (well in general I would say that/ but I would probably say that…)

5. Người Anh thích diễn tả ý tưởng theo mức độ hay cung bậc (speak in degrees), ngôn ngữ nói của chúng ta thường rỏ ràng (Black and white) và không cung bậc.

Ví dụ: Do you like watching TV?

Chúng ta thường trả lời:

Yes, I like watching TV + reason …

No, I don’t like watching TV + reason

Người Anh có thể trả lời như sau:

- I guess I am quite fond of watching TV …

- To some extent I would say I like watching TV …

- Well, I wouldn’t say I actually like watching TV …

Do đó, việc đầu tiền phải làm để đạt được điểm cao, ngay từ hôm nay, các bạn hãy bắt đầu tập nói Tiếng Anh theo cách sau đây:

(i) Trả lời mở rộng (extended answer).

(ii) Tránh cách nói trực tiếp (indirect style).

(iii) Sử dụng ngôn ngữ dư thừa – phải phung phí từ ngữ. Tuy nhiên, phải biết cách, nếu không biết cách sử dụng ngôn ngữ thừa, kết quả sẽ không như mong đợi.

(iv) Đừng tái chế từ ngữ (không lặp lại từ đã được sử dụng)

(v) Cố gắng diễn đạt ý tưởng theo mức độ cung bật.

Chúc các bạn thành công

THANG ĐIỂM

Kỳ thi kiểm tra kỹ năng nói Tiếng Anh Quốc tế (IELTS Speaking) được chấm điểm dựa theo một hệ thống thang điểm được thiết kế rất chặt chẽ.

Tất cả các giám khảo (dù cuộc thi được tổ chức ở đâu trên thế giới) đều sử dụng thang điểm này và cách sử dụng của họ đều giống nhau.

Chú thích: IELTS = International English Language Testing System.
Thang điểm này được chia ra làm bốn (04) phần gồm:

1) Lưu loát và mạch lạc (Fluency & Coherence)
2) Vốn từ vựng (Lexical Resource – Vocabulary)
3) Trình độ Văn phạm và sự áp dụng chính xác (Grammatical Range & Accuracy)
4) Phát âm (Pronunciation)

Thang chấm điểm này là một tài liệu được in trên giấy qua đó các giám khảo sẽ tham chiếu khi lắng nghe thí sinh nói Tiếng Anh. Mỗi khung ứng với từng điểm số trong bảng điểm đều mô tả rất chi tiết những điều kiện mà thí sinh phải đáp ứng để đạt được. Ví dụ: Để đạt được điểm số 7 cho phần từ vựng, vốn từ của thí sinh sử dụng phải đáp ứng được yêu cầu mô tả trong khung này.

1) Lưu loát và mạch lạc (Fluency & Coherence) bao gồm các yêu cầu sau:

1.1. Khả năng đối đáp bằng những câu dài.
1.2. Thí sinh nói những câu dài dể dàng ra sao.
1.3. Số lần nói ngập ngừng (ngắc ngứ)
1.4. Tốc độ nói
1.5. Cách sử dụng Liên-Trạng từ, những cụm từ thông báo/ giới thiệu/ & chuyển ý
1.6. Ngôn ngữ dư thừa
1.7. Số lần tự sửa chữa/ tự điều chỉnh

Những khó khăn nên tránh: 
Đa số các thí sinh cố gắng tập trung trả lời câu hỏi (nội dung) và không sử dụng ngôn ngữ dư thừa để nối kết các ý tưởng đó.

2) Vốn từ vựng (Lexical Resource – Vocabulary)

Nhiều người (thậm chí cả giám khảo) đều gọi phần này là phần thi từ vựng. Đúng vậy, tuy nhiên vẫn có nhiều người hiểm lầm là: càng sử dụng nhiều từ càng được điểm cao! Nhưng thật ra là loại từ ngữ nào mà mình sử dụng cũng như cách thức sử dụng chúng mới là điểu quan trọng.

Các tiêu chí chấm điểm như sau:
2.1. Khả năng sử dụng từ không thông dụng (uncommon vocabulary)
2.2. Sử dụng thành ngữ (Idioms)
2.3. Giải thích từ khó/ từ mình không biết/ từ mình quên
2.4. Khả năng nói về đề tài không quen thuộc
2.5. Khả năng diển đạt ý nghĩa chính xác

Những khó khăn nên tránh:
Nhiều thí sinh sử dụng quá nhiều từ đơn giản.

Ví dụ 1: để diển tả Tp. HCM, họ dùng từ “big”. Thay vì như thế, Ta nên dùng các từ như: cosmopolitan, fast-developing, politically-important, v.v..

Ví dụ 2: Ta nên sử dụng ít nhất 1 idiom khi thi nói.

Để diển tả chúng ta sinh ra trong gia đình giàu có ta nên dùng thành ngữ sau đây:
I was born with a silver spoon in my mouth. 
Thay vì nói: I was born to a rich family.

3) Trình độ Văn phạm và sự áp dụng chính xác (Grammatical Range & Accuracy)
Có hai phần được châm điển trong phần này. Nhiều người tin rằng: nếu không mắc lỗi văn phạm, thì được điểm cao.

Thực ra, tiêu chí chấm điểm cho phần này như sau:

3.1. Thể câu (xác định, nghi vân, phủ định)
3.2. Cấu trúc văn phạm của câu (Câu đơn/ câu kép/ câu phức)
3.3. Chủ động/ Thụ đông cách
3.4. Trạng thái câu: 
(a) Mệnh thái (Imperative Mood): Diển tả mệnh lệnh hay yêu cầu
(b) Trực thái (Indicative Mood): Diển tả sự việc như mình nghĩ
(c) Bàng thái (Subjunctive Mood): Diển tả sự mơ tưởng/ chúc tụng/ giả thuyết.

3.5. Thì (Tenses)
Phải sử dụng nhiều thì.

Những khó khăn nên tránh:
- Sử dụng quá nhiều câu đơn
- Sử dụng quá ít Thì (Tenses), thiếu sử dụng thì Hoàn thành và Tiếp diển

4) Phát âm (Pronunciation):
Nhiều người đặt quá nhiều tin tưởng về Giọng nói (Accent) trong phần thi nói. Tất nhiên, điểm phát âm sẽ bị ảnh hưởng bởi giọng nói, nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nữa. Những yếu tố đó là:

4.1. Giám khảo có dễ dàng hiểu thí sinh nói gì không.
4.2. Trọng âm của Từ.
4.3. Trong âm của câu.
4.4. Ngữ điệu
4.5. Bằng chứng về giọng nói ngôn ngữ thứ nhất

5) Tóm tắt về thang điểm IELTS Speaking:

Để đạt được điểm cao, Thí sinh phải đáp ứng được tất cả các tiêu chí vừa nêu trên. 
Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là: các yếu tố sau đây sẽ không phải là căn cứ để giám khảo cho điểm, tuy nhiên nó sẽ giúp các bạn tạo ấn tượng tốt với giám khảo (có lợi vì thi nói có phần cảm tính):

(i) Nội dung câu trả là bản gốc. 
(ii) Câu trả lời cò tính khôi hài.
(iii) Thái độ của thí sinh lịch sự.
------------------------------------------------------------------------

DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ TIÊU CHÍ THAM KHẢO CHO CÁC BAND ĐIỂM IELTS SPEAKING

Tiêu chí chấm điểm - Lexical resources (Vocab) trong IELTS Speaking
Nhiều người thường hiểu nhầm rằng mức điểm phần này phụ thuộc vào số lượng từ được sử dụng trong bài nói.
Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Mức điểm cao phụ thuộc vào chất lượng từ vựng và cách bạn sử dụng từ hợp lí như thế nào.
Các tiêu chí đạt điểm cao bao gồm:
• Khả năng dùng những từ ít thông dụng (less common words)
• Lượng thành ngữ (idiomatic language)
• Paraphasing (giải thích từ vựng khó)
• Khả năng bàn luận về những chủ đề không thông dụng (unfamiliar topics)
• Khả năng truyền tải bài nói linh hoạt

Lexical resource 6

Bạn sẽ chỉ được điểm sau nếu bạn:
• Có thể dùng từ vựng khá tốt cho topics tuy nhiên chưa kĩ;
• Có thể giải thích “vocabulary gaps- vấp khi chọn từ” bằng cách sử dụng từ khác giống nghĩa;
• Không dùng từ sai làm mất nghĩa của bài nói;

Lexical resource 7

Điểm 7 sẽ đạt được dễ dàng khi bạn:
• Lượng từ vựng nhiều, phong phú hơn và nói chi tiết hơn về chủ đề;
• Sử dụng nhiều từ không thông dụng;
• Có sử dụng 1 vài cụm thành ngữ;
• Có sử dụng collocations- cụm từ cố định của bản ngữ
• Giải thích mạch lạc linh hoạt những lỗi vấp khi chọn từ “vocabulary gaps”
Chúng ta có thể thấy rằng; để giành điểm 7 bạn cần sử dụng những “idiomatic vocabulary” bao gồm: slang (từ lóng); idiomatic saying và phrasal verb (cụm động từ); và đương nhiên bạn cần sử dụng thêm những cụm từ không thường gặp (uncommon vocabulary) hay collocations.

Lexical resource 8

• Lượng từ vựng sử dụng rất tốt và linh hoạt;
• Từ vựng sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và nói đúng bản chất của vấn đề;
• Sử dụng rất nhiều từ không thông dụng và thành ngữ;
• Sử dụng nhiều collocations và rất chính chính xác;
Sự khác biệt giữa điểm 7 và 8 đó là ở lượng từ vựng và thành ngữ không thông dụng. Các bạn cần tăng cường nâng cao vốn từ vựng hàng ngày.

-------------------------
Problems with Lexical Resource

Vấn đề thường gặp nhất của thí sinh là sử dụng quá nhiều từ quen thuộc. “Hanoi is a big city”. Từ “big” ở đây là một từ rất bình thường và quá quen thuộc. Thay vì dùng từ này, bạn nên dùng những từ “sprawling, cosmopolitan, politically important, fast developing, colossal”.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

Video - Full IELTS speaking test sample

 

 

Thư Viện Tài Liệu

Đăng ký nhận tư vấn

Top IELTS THẦY MẠNH